Cây ổi

Cây ổi

0 out of 5

Cây Ổi là một trong những cây ăn quả được ưu chuộng hiện nay, bởi giống cây trồng này dễ chăm sóc, dễ cho ra quả, ổi được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi nước ta.

  • Mô tả

Mô tả

Cây ổi có nguồn gốc từ miền nhiệt đới Châu Mỹ. Ở nước ta cây mọc hoan khắp nơi nhưng phần nhiều người ta trồng để lấy quả ăn.

Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như: ổi không hạt Đài Loan, ổi Phugi, ổi không hạt MT1… 2.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY ỔI:

Cây ổi là loài cây gỗ nhỏ, cao từ 3-6 m, đường kính thân tối đa 30cm. Thân cây non có màu xanh, tiết diện vuông, có 4 cánh uốn lượn màu xanh do cuống lá kéo dài; thân già màu nâu xám, tiết diện tròn, có lớp vỏ mỏng trơn nhẵn bong ra thành từng mảng. Cây có nhiều lông mịn ở thân non, lá và các bộ phận của hoa.

Lá đơn, mọc đối có cuống ngắn, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, nhẵn hoặc hơi có lông ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn, đầu có lông gai hoặc lõm, lá dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, cuống lá màu xanh, hình trụ.

Hoa to màu trắng, mọc từng chùm 2-3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá. Hoa lưỡng tính có 5 cánh gần đều, rời nhau và mang màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở. Hoa có lá bắc con dạng vẩy, màu xanh hơi nâu. Cuống hoa dài 1,4-2,6 cm, màu xanh, đế hoa hình chén cũng mang màu xanh.

Quả ổi là một loại quả mọng hình dáng thay đổi tùy theo loài như hình cầu, hình trứng hay hình quả lê. Đường kính quả khoảng 3-8cm, ở đầu có sẹo của đài tồn tại, vỏ quả mỏng, thịt giữa dày màu trắng, hồng, đỏ, vàng tùy loài. Bên trong thịt quả có rất nhiều hạt, hình đa giác không đều, màu vàng nâu.

Ổi ra hoa quả nhiều năm. Cụm hoa thường xuất hiện trên những cành non mới ra cùng năm. Thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Vòng đời có thể tồn tại 40-60 năm. Mùa hoa là tháng 3-4 và mùa quả vào tháng 8-9.

CÔNG DỤNG CÂY ỔI:

  • Cây ổi được trồng trong vườn làm cây ăn trái. Các bộ phận của cây từ lá, hoa, quả đến vỏ, rễ đều có công dụng riêng. Ngoài ra, cây ổi còn được trồng chậu làm cây cảnh đẹp trang trí vườn nhà, sân thượng…
  • Quả ổi có thể được ăn tươi hoặc chế biến thành mứt đông hay đồ hộp nước ổi.
  • Ngoài ra ổi còn cung cấp các bộ phận như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân để làm thuốc. Theo dược học cổ truyền, lá ổi có công dụng giải độc, quả ổi vị ngọt hơi chua có công dụng tiêu thực… Lá non và búp ổi non là một vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân. Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét…
  • Cùng với cây ổi, một số cây ăn trái cũng khá phổ biến hiện nay như: cây mít, cây xoài, cây nhãn…

YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỔI:

  • Đất trồng: Ổi trồng được ở nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 đến 8,2.
  • Nước: Cây cần nhiều nước để phát triển, thường xuyên tới đủ nước đảm bảo độ ẩm cho cây.
  • Nhiệt độ: Thích hợp với khí hậu nhiệt đới, không chịu được rét, chịu được nhiệt độ cao.
  • Độ ẩm: Cây ổi lá xanh quanh năm thích khí hậu ẩm
  • Ánh sáng: Cây chịu nắng tốt, thích hợp nhiều vùng miền.
  • Dinh dưỡng: Bón thêm phân NPk, trùn quế, và phân hữu cơ

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG CÂY ỔI:

Chuẩn bị đất và hố trồng

Đất trồng cần được làm tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon. Người trồng cần đào hố và bón lót trước khi trồng 3-4 tuần; hố có kích thước 50 x 50 x 50 cm (dài x rộng x sâu); mật độ trồng hàng cách hàng từ 2,5-3,0 m; cây cách cây từ 2,5 – 3,0, tương đương 1.400 – 1.500,0 cây/ha.

Trước khi trồng, người nông dân cần tỉa hết các mầm dại ở gốc (nếu có) sau đó tháo, bỏ các vật liệu quanh bầu; đặt cây vào giữa hố, lấp đất ngập gốc ghép 5-10 cm; cắm cọc buộc giữ cây khỏi bị gió rung,tưới ẩm ngay cho cây.

Để tạo tán, người dân nên thường xuyên cắt tỉa bỏ mầm dại từ gốc ghép; khi cành ghép dài 40-50 cm bấm ngọn cho ra các cành cấp 2 và tiếp tục như thế cho cây ra cành cấp 3; mỗi cây để 8-10 cành ra đều các phía cho tán đẹp.

Bón phân:

Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.

Bón thúc: Sau khi trồng một tháng, người trồng cần bón từ 0,1 – 0,2 kg NPK (16 – 16 -8)/cây; sau đó mỗi tháng bón từ 0,1-0,2 kg/cây. Khi cây mang trái, người nông dân cần bón NPK (20 – 20 – 15) bón mỗi tháng 0,2 – 0,3 kg đến khi quả bắt đầu chín.