Cỏ đậu phộng

Cỏ đậu phộng

0 out of 5

Tên gọi khác: đậu phộng kiểng, cỏ hoàng lạc, lạc dại, đậu phộng dại

Tên khoa học: Arachis pintoi. Họ Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Sử dụng làm thức ăn gia súc, cây lạc dại còn được dùng để cải tạo đất, chống xói mòn, phủ xanh đất trống, công viên, làm đẹp cảnh quan…

  • Mô tả

Mô tả

Đặc điểm hình thái:

Cây cỏ đậu nhỏ, mọc từ củ, bò sát đất, từ thân mọc ra nhiều cành nhỏ, mỗi cành nhỏ gồm 4 lá mọc song song. Lá cỏ đậu có hình bầu dục tròn trĩnh thuôn dần ở cuống, lá dài khoảng 3 cm, và rộng khoảng 2 cm. Hoa màu vàng rực rỡ, có kích thước khoảng 10–15 mm, mọc trên cuống dài khoảng 4–6 cm.

Đặc điểm sinh thái, sinh lý:

Cỏ đậu có xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam qua một số dự án hệ thống canh tác, có thể trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là mùa xuân và mùa thu với các tỉnh miền Bắc, mùa mưa với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.

Cỏ đậu có khả năng chịu hạn tốt, chịu úng cao, thích hợp với đất cát pha hơn là đất phù sa, khi trồng có thể cắt thành từng đoạn 15 cm để trồng, trồng góc nghiêng sao cho nửa thân cây là được.

Công dụng:

Ngoài được sử dụng làm thức ăn gia súc, cây cỏ đậu còn được dùng để cải tạo đất, chống xói mòn, phủ xanh đất trống, công viên, làm đẹp cảnh quan…

Ở Việt Nam, cỏ đậu luôn luôn xanh tốt, ra hoa màu vàng quanh năm nên có thể trồng làm thảm trang trí ở các công viên, đường phố, công sở… vừa có tác dụng tạo cảnh quan đẹp, vừa để bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt, cây còn được dùng để che phủ mặt đất trong vườn thanh long, vườn tiêu… để giữ độ ẩm cho đất, giảm lượng phân bón, phát triển hệ sinh thái đất bền vững.